Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Những bức thư ở trong chai trôi dạt trên biển



Bạn biết không, hình ảnh những chiếc chai trong đó có chứa một bức thư được trôi dạt trên biển cả bao la, bỗng mặt ngày sóng đánh vào bờ, chiếc chai sẽ được ai đó bắt gặp, mở ra và đọc........ luôn là những tưởng tượng gây cho tôi sự thích thú kỳ lạ.

Tôi cứ tưởng tượng ra nếu mình là người nhặt được chiếc chai đó thì sao nhỉ?

Lúc đó chắc là tôi sẽ hét lên sung sướng, bởi vì trên tay tôi là sự gửi gắm của ai đó rất lớn lao, rất cháy bỏng mà tôi lại nhận được- chẳng phải là tôi cũng là người đặc biệt để được gửi trao đúng không?

Không phải là vô tình hay ngẫu nhiên mà chiếc chai thủy tinh trong đó có một lá thư lênh đênh, dập dờn trên sóng, ngao du khắp bốn phương, tưởng chừng như chẳng muốn ghé chân vào đất liền. Thế mà một ngày nó chán cảnh lênh đênh, chợt nhớ mình chứa ở bên trong một thông điệp cần phải gửi đến bất cứ nơi nào nó muốn, bất cứ ai nó gặp,... 

Trong suy nghĩ của cái chai thì việc nó ghé vào một bờ biển nào đấy thì đã là một định mệnh rồi! Bởi vì tính nó là thích ngao du, thích tự do tự tại, thích lênh đênh trên sóng nước. Cái tính mải chơi, nhởn nhơ đó là bản chất của nó rồi! Vẫn biết ở trong chai là một điều cần nói, một thông điệp đầy tâm huyết muốn gửi đi, có khi còn là một lời cầu cứu,.... nhưng với nó, dù trong bất cứ trường hợp nào thì nó cũng đều coi như nhau cả, cho nên nó không cần vội, nó cứ chơi đã, chơi bao giờ chán thì thôi, chán thì nó khắc vào bờ.....

Thật ra chẳng trách cái chai được, vì người ta còn gọi nó là chai, thì còn gắn với sự chai lỳ rồi. Trơ trơ, lỳ lợm, không suy chuyển.... đấy mới là đức tính quý báu mà nó phải tôn thờ - người ta gọi nó là bảo thủ, là chậm tiến bộ, là vô cảm, vô tâm trước cái này, cái khác...nhưng với nó đấy gọi là sự kiên định, sự trung thành của chính nó với nó. Nếu bỏ đi, thay đổi khác đi thì nó đã chẳng phải là cái chai, nó chỉ là cái lọ, mà chai hay lọ thì đằng nào chẳng thế đều như nhau cả thôi.....

Cũng chẳng trách cái chai được vì đấy chẳng phải là nhiệm vụ hàng đầu của nó. Có trách thì trách cái người gửi thư, sao không gửi bưu điện cho nhanh, cho đảm bảo mà cho vào cái chai này rồi thả ra biển làm gì. Một việc làm vô vọng thế mà tại sao vẫn làm?

Đúng là những người gửi thư vui vẻ, hòa bình thì họ chẳng cần nó đến hay không đến, họ chỉ muốn làm điều gì đó hay hay, vui vui, ngồ ngộ….

Nhưng có một vài người rất ít trong số đó, họ lại đặt rất nhiều niềm tin trong hành trình lênh đênh trên biển của cái chai. Đấy là những người họ cần một ai đó giải quyết, hay biết đến việc mà họ viết trong lá thư. Họ rất cần cái chai và bức thư đến tay một người nào đó. Và như thế họ tin, những điều mà họ viết ở trong thư, đủ để một người giật mình và chạy đôn, chạy đáo để quan tâm đến câu chuyện của một người xa lạ.

Vui là nhiều lúc những bức thư ở trong chai, nếu mà ai đó nhặt được thì nó lại được họ nâng niu như là một sứ mệnh thiêng liêng, một mệnh lệnh đặc biệt huyền bí phải thực hiện. Có khi vẫn là thư ấy, nội dung ấy mà gửi đi một cách đích danh thì họ vứt xó. Nhưng nếu thử để trong một cái chai mà xem, chẳng ghi gửi cho ai cả, cho cái chai cũ kỹ đi một tý, dính vào vài hạt cát biển, ươn ướt cái nắp chai mà xem…

Cũng chẳng có gì lạ đâu, người ta chỉ quan tâm xử lý những cái vớ vẩn, chứ không động đến những cái quan trọng. Như bức thư ở trong chai chẳng hạn, vì sự lênh đênh vớ vẩn của nó trên biển, nên người ta sẽ bàn tán, sẽ lấy ra xem, xem rồi họ sẽ giải quyết, giải quyết được đến đâu cũng được, chẳng cần phải làm rõ, bởi vì bản thân sự lênh đênh, trôi nổi đã vớ vẩn rồi….

Đấy bạn cứ thử bỏ một cái thư vào trong chai mà, nhưng nhớ là đừng thả ra biển nhé, vì cách nhau có vài cây số, bạn đến gửi tận tay mà họ chẳng nhận được, giờ thả ra đại dương thì theo dòng chảy nó trôi dạt biết đến nơi nào. Có khi nó chẳng vòng lại, có khi nó sẽ vòng lại, chỉ khác là cách nhau đến hàng chục năm, có khi hàng trăm năm, ngànn năm cả người viết và người nhận đều hóa thiên cổ rồi cũng nên ấy chứ!

Con người nhiều lúc lẩn thẩn thế đấy! Khi mà họ để một cái thư vào trong một cái chai và đứng trước biển là lúc mà họ tuyệt vọng nhất rồi, hết cách rồi. Thế nhưng mà họ lại làm một việc chẳng mấy có hy vọng bằng một niềm tin cháy bỏng hơn bao giờ hết, như là một thượng sách.

Tốt thôi, bạn cứ gửi thư vào những chiếc chai đi. Bây giờ có khi bạn thiệt thòi cần sự cứu giúp mà không ai giúp, thì cái chai có thể nó chẳng đến đúng địa chỉ, hoặc là trôi dạt quá lâu đến lúc mà sự việc chẳng cần và chẳng còn có ý nghĩa gì nữa. À, nhưng nó không vô ích đâu, lúc đó thì người đời họ biết, ra là sự việc như thế chứ không phải như thế…nếu không thì chẳng có lý do gì mà cái chai lại trôi dạt vào bờ sau khi đã lênh đênh ngần ấy năm.

Bạn ơi, nhớ đừng thả cái chai và thông điệp của Bạn ra đại dương nhé, mà thả nó ngay trên bờ cát, ai mà biết nó từ đâu đến. Thế nào cũng có người nhặt được nó và mở ra xem. Thế là bạn thành công rồi….

Bởi vì tôi biết, lá thư ở trong chai mà bạn gửi đi, thì nơi mà bạn muốn người ta nhận được chẳng phải là ở nơi nào đó bên kia bờ đại dương, mà lại là miền đất ngay chính nơi bạn đứng, ngay chính nơi bạn thả cái chai đi. Nơi mà bạn có thể chỉ cách mấy bước chân mà mãi mãi bức thư của bạn họ chẳng bao giờ nhận được.

Đơn giản là nó không vớ vẩn như lá thư ở trong chai, nên họ chẳng mở ra nữa và vứt nó đi cho nhanh, rồi bảo là không nhận được là xong. Không nhận được đương nhiên chẳng biết bạn viết gì ở trong đó để mà mất thời gian đọc một lá thư.

Đi thả thư vào trong chai đi, rồi nhờ người mang đến nơi cần đến….

Thôi cái chai chào bạn nhé! Vì mình là cái chai, không muốn ai nghĩ sai về mình, nên mình bày cho bạn cách gửi này để mọi người biết là mình rất hữu ích, khi gặp phải sự chai lỳ, thì cứ lấy cái chai của mình ra mà xử lý nhé! Vì lúc đó dính vài hạt cát thì mình thành chai sạn rồi.

Bạn thử xem, chai lỳ và chai sạn khác nhau không? Bạn sẽ thành công nhờ sự chai sạn đấy!




Phố cổ Hà Nội và hoa đẹp mơ màng trong tranh 3D

Nguồn đăng xem ở đây


Thưởng thức những mùa hoa Hà Nội

(Dân trí)- Cùng lặng ngắm một Hà Nội vừa thân quen vừa khác lạ, vừa dịu dàng vừa nên thơ, vừa cũ xưa vừa hiện đại...

Với ý tưởng phục dựng lại những giá trị văn hóa cổ truyền của Hà Nội, bộ tranh đã khơi gợi lại những nét đặc trưng rất riêng mang đậm hồn cốt của người Hà Nội xưa. Một Hà Nội vào thu tràn ngập lá bàng đỏ trên những mái ngói thâm nâu hằn rõ dấu vết của thời gian. Hay một mùa thu ngào ngạt với "những đêm hoa sữa thơm nồng"...
Những người yêu Hà Nội, tầm tháng 3 không thể không nhắc đến những cây sưa, hoa phủ trắng lối đi với hương thơm thanh mát, dịu nhẹ. Dù đi đâu cũng không thể nào quên một Hà Nội ngan ngát hương sen mỗi độ hè về. Hay trên những vỉa hè của những con phố cổ, không thể thiếu gánh hàng hoa loa kèn trắng, đều đặn tháng 4 hàng năm.
Cây bàng lá đỏ
Cây bàng lá đỏHoa quỳnh
Hoa quỳnhHoa sen
Hoa senHoa sưa tháng 3
Hoa sưa tháng 3Hoa sưa
Hoa sữaHoa loa kèn
Hoa loa kènHoa thủy tiên 
Hoa thủy tiên 
Một số tranh 3D về Hà Nội thời bao cấp:

Nhảy tàu điện
Nhảy tàu điệnHàng sửa xe
Hàng sửa xeBán kẹo kéo
Bán kẹo kéo
N.Hằng
Ảnh:3D Art Studio

Vẻ đẹp thuần khiết với áo dài trắng của mỹ nhân Việt


http://vmode.vn/ve-dep-thuan-khiet-voi-ao-dai-trang-cua-my-nhan-viet/2013/09/

Vẻ đẹp thuần khiết với áo dài trắng của mỹ nhân Việt

Cùng ngắm và đánh giá xem mỹ nhân Việt nào đẹp nền nã và thuần khiết nhất khi diện áo dài trắng nhé.
Tà áo dài là trang phục truyền thông của người Việt chính bởi vậy không ít mỹ nhân thích khoe dáng mượt mà trong tà áo dài. Từ đời thường cho tới các bộ ảnh thời trang, sự kiện lớn chúng ta dễ dàng bắt gặp Sao nữ Việt chọn cho mình áo dài trắng vừa thể hiện tinh thần dân tộc vừa phô diễn nét đẹp dịu dàng, tinh khôi của mình.
 ao dai trang cua my nhan viet 1 Vẻ đẹp thuần khiết với áo dài trắng của mỹ nhân Việt
ao dai trang cua my nhan viet 2 Vẻ đẹp thuần khiết với áo dài trắng của mỹ nhân Việt
ao dai trang cua my nhan viet 3 Vẻ đẹp thuần khiết với áo dài trắng của mỹ nhân Việt
Vẻ đẹp mộc mạc và dịu dàng của Hoa hậu Ngọc Hân rất phù hợp với tà áo dài truyền thống. Cô cũng thường lựa chọn áo dài trắng trong nhiều lần xuất hiện.
ao dai trang cua my nhan viet 4 Vẻ đẹp thuần khiết với áo dài trắng của mỹ nhân Việt
ao dai trang cua my nhan viet 5 Vẻ đẹp thuần khiết với áo dài trắng của mỹ nhân Việt
ao dai trang cua my nhan viet 6 Vẻ đẹp thuần khiết với áo dài trắng của mỹ nhân Việt
Nổi tiếng với những bộ đồ nóng bỏng gợi cảm nhưng khi diện tà áo dài trắng,Ngọc Trinh lại toát lên vẻ đẹp thơ ngây trong trắng.
ao dai trang cua my nhan viet 7 Vẻ đẹp thuần khiết với áo dài trắng của mỹ nhân Việt
ao dai trang cua my nhan viet 8 Vẻ đẹp thuần khiết với áo dài trắng của mỹ nhân Việt
Hồ Ngọc Hà đẹp rạng rỡ trên sân khấu cũng như ảnh thời trang nhờ những bộ áo dài gammàu trắng tinh khiết.
ao dai trang cua my nhan viet 10 Vẻ đẹp thuần khiết với áo dài trắng của mỹ nhân Việt
ao dai trang cua my nhan viet 9 Vẻ đẹp thuần khiết với áo dài trắng của mỹ nhân Việt
Áo dài trắng kết hợp mái tóc thẳng mượt mà tạo nên cho Thái Hà nét thuần khiết.
ao dai trang cua my nhan viet 11 Vẻ đẹp thuần khiết với áo dài trắng của mỹ nhân Việt
ao dai trang cua my nhan viet 12 Vẻ đẹp thuần khiết với áo dài trắng của mỹ nhân Việt
ao dai trang cua my nhan viet 13 Vẻ đẹp thuần khiết với áo dài trắng của mỹ nhân Việt
Mang vóc dáng cao ráo và thân hình chuẩn nên khi diện áo dài, Mai Phương Thuý không thể chê vào đầu được.
ao dai trang cua my nhan viet 14 Vẻ đẹp thuần khiết với áo dài trắng của mỹ nhân Việt
ao dai trang cua my nhan viet 15 Vẻ đẹp thuần khiết với áo dài trắng của mỹ nhân Việt
Phương Trinh xinh tươi, thuần khiết như một nữ sinh mới lớn.
ao dai trang cua my nhan viet 16 Vẻ đẹp thuần khiết với áo dài trắng của mỹ nhân Việt
ao dai trang cua my nhan viet 17 Vẻ đẹp thuần khiết với áo dài trắng của mỹ nhân Việt
Thuỳ Dung xinh như tiểu thư với với chiếc áo dài trắng thiết kế tinh tế và trang trí cầu kỳ đính đá.
ao dai trang cua my nhan viet 18 Vẻ đẹp thuần khiết với áo dài trắng của mỹ nhân Việt
ao dai trang cua my nhan viet 19 Vẻ đẹp thuần khiết với áo dài trắng của mỹ nhân Việt Trong các người đẹp Việt, Trương Thị May được xem là một trong số ít mỹ nhân diện tà áo dài truyền thống hoàn hảo nhất.
ao dai trang cua my nhan viet 21 Vẻ đẹp thuần khiết với áo dài trắng của mỹ nhân Việt
Diễm Hương xinh tươi tự tin khi mặc áo dài truyền thống.
ao dai trang cua my nhan viet 22 Vẻ đẹp thuần khiết với áo dài trắng của mỹ nhân Việt
ao dai trang cua my nhan viet 23 Vẻ đẹp thuần khiết với áo dài trắng của mỹ nhân ViệtKhánh My nền nã trong tà áo dài trắng ngồi thuyền tạo dáng.
Vmode Theo 2Sao

Quà của ..ăn năn



Hôm qua em muốn chia tay
Cho lòng thanh thản viết ngay vài lời
Những là ấm ức rối bời
Viết ra bực tức đầy vơi lòng mình.

Thật em đâu muốn dứt tình
Nhưng mà nét bút bực mình viết xiên
Đêm về thao thức liên miên
Xoay qua trở lại một miền nhớ nhung.

Nào đâu có phải người dưng
Thời gian sắp lại đã từng chín năm
Một trời kỉ niệm cuốn băng
Để đâu cho hết nặng mang trong lòng.




Vì đâu ngăn cách đôi dòng
Nghĩ suy hai ngả đục trong bất đồng
Chỉ vì chuyện của long đong
Chẳng thành tơ lụa mỏi mong từng ngày.

Chỉ vì chuyện của ai ai
Mà em lại giận trách sai người rồi
Hôm nay thứ bảy có lời
Nên thơ là những cặp đôi chung tình

Chúc cho hạnh phúc của mình
Cùng chung hạnh phúc của tình mến thương
Người người ai cũng vấn vương
Cuộc đời mãn nguyện bốn phương tung trời.






Tặng cho anh những nụ cười
Tặng cho bạn hữu vui tươi đầy tràn
Cặp đôi hạnh phúc vô vàn
Tấm hình em tặng làm quà … ăn năn…







Hihi…cười lên anh và các bạn của em nhé! Chẳng ai trách một người nhớ quá mà thành giận hờn, mong quá mà thành bực mình đúng không?

Hi hi tuy là đã ăn năn nhưng mà không chịu xám hối, vì nguyên nhân sâu xa là do… lỗi của “cái người” làm cho “ một người” phải nhớ thương…..  



Bác sĩ, đàn bà và sự mê dụ tàn nhẫn




Hương Hoa Việt: Đây thực sự là một bài viết hay và sâu sắc về nguyên nhân của "nhân tình thế thái"- điều mà ai cũng thấy hiện nay trong một đất nước mà người dân được làm chủ thực sự nhưng tự thân cuộc sống quá nhiều rủi ro, bất trắc và khó...sống... 

Bài viết của tác giả Kỳ Duyên, trong một loạt bài viết hay và nhiều ý nghĩa cho cuộc sống hiện tại.



Bác sĩ, đàn bà và sự mê dụ tàn nhẫn
Xét cho cùng, đồng tiền đâu có lỗi. Lỗi là ở con người, vừa nặng tham- sân- si, vừa trì trệ và xơ cứng tư duy...
I- Giật mình, tại sao số phận con người lại mong manh và trêu ngươi đến vậy? Vừa mới là một người đàn bà trẻ, khát khao làm đẹp. Chỉ vài giờ sau đã là một người của âm gian, trôi nổi trên sông nước, chưa biết phiêu dạt về đâu. Vừa mới là một bác sĩ, thạc sĩ, thậm chí sắp làm tiến sĩ của một bệnh viện lớn có tên tuổi ở Hà Nội- Bệnh viện Bạch Mai, cũng chỉ từng ấy giờ sau, trở thành tên tội phạm, gây "sốc" nặng cho cả xã hội.
Đó là câu chuyện kinh hoàng của Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường. Nhân vật trung tâm đang làm tốn biết bao giấy mực, phím bàn là bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường. Và nạn nhân tội nghiệp, đáng thương chưa tìm được xác, là chị L.T.T.H. Cái tên Cát Tường- may mắn- bỗng trở thành tai họa, cho cả nạn nhân lẫn thủ phạm, dù là một người vô tình, một kẻ cố ý.
Thật ra, hoạt động chữa bệnh của người thầy thuốc, dù giỏi đến mấy, cũng luôn phải đối mặt với những rủi ro khó lường. Nhưng cách ứng xử với những tình huống đó, nó cho thấy không chỉ kỹ năng, tay nghề, trí thông minh, mà cả sự dũng cảm, dám chịu trách nhiệm trước người bệnh, trước lương tâm nghề nghiệp của người thầy thuốc.
Nạn nhân- khách hàng, chị L.T.T.T không phải người bệnh. Chị chỉ có nhu cầu làm đẹp. Nhưng rút cục cuối cùng là cái đẹp... chết người, theo đúng nghĩa đen.
Còn Nguyễn Mạnh Tường, khi phải hành xử như một bác sĩ chính trực, thì sau những cố gắng vốn có cần thiết, cuối cùng, lại hành xử như một kẻ tội phạm đê hèn- vứt xác hành khách xuống sông Hồng. Một tội ác, mà một vị đại biểu QH cũng phải nói "đến xã hội đen còn bất ngờ". Một câu nói gói trọn sự đau xót, mà cả xã hội những ngày này, đang phải "giải mã"...
bác sĩ thẩm mỹ, Nguyễn Mạnh Tường, Thẩm mỹ viện Cát Tường, y tế, tỷ phú, tiền, lòng tham
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường chỉ nơi vứt xác nạn nhân. Ảnh: VietNamNet
Nguyễn Mạnh Tường rồi đây sẽ phải đối mặt với pháp luật nghiêm khắc. Xã hội đối mặt với những vết thương đạo lý- văn hóa người Việt đang băng hoại. Còn ngành y tế, đang đối mặt với nỗi hổ thẹn, xen lẫn đau xót, vì tổn thất niềm tin nơi người dân không biết đến bao giờ mới lấy lại được, sau hàng loạt vụ việc kinh hoàng. Trong khi những giải pháp của ngành cứ như chuồn chuồn đạp nước.
Vụ việc của TT thẩm mỹ Cát Tường, cho thấy nhân cách của một ông thầy thuốc bị "tha hóa" một cách sâu sắc và âm thầm bởi đồng tiền. Sự sĩ diện của một thằng đàn ông "kiếm ăn riêng" lớn hơn cả sự sống của một người phụ nữ, khiến ông ta không thể vượt lên mình, đưa người bị nạn đi cấp cứu, ngay BV Bạch Mai, nơi ông ta làm việc, gần đó.
Sự sợ hãi trách nhiệm đã biến ông ta- một trí thức có ăn học đàng hoàng, thành một kẻ liều lĩnh táng tận lương tâm, có hành vi đê hèn, tăm tối và máu lạnh không kém, hệt những bộ phim tội ác của phương Tây, để rồi sau đó, vẫn đi làm bình thường như mọi ngày- một tội ác mà người có lý trí bình thường biết rằng sớm muộn sẽ bị phanh phui.
Sự liều lĩnh và tăm tối, khiến ông ta lôi kéo cả những nhân viên dưới quyền ít được học hành, cũng tăm tối theo. Điển hình là bảo vệ Đào Quang Khánh, 17 tuổi, trở thành kẻ đồng phạm che giấu tội ác, chỉ vì lời hứa tăng lương gấp đôi- 08 triệu.
Đồng lương bạc triệu chưa thấy đâu, nhưng một ngày tù nghìn thu ở ngoài đang đợi cậu này. Kéo theo gần chục nhân viên của TT mong muốn xóa dấu vết. Rồi đây, họ cũng sẽ phải trả lời trước thanh thiên bạch nhật, trước hết, với cái dấu vết tòa án lương tâm "đóng lên" số phận họ?
Lần đầu tiên, xã hội thấy ngành y tế xin lỗi nhân dân, một việc làm quá hiếm hoi. Lần đầu tiên, Bộ trưởng Y tế khẳng định: Đạo đức nghề nghiệp và y đức thời gian qua đáng báo động rất lớn. Chúng tôi cũng rất đau đớn, xót xa. Và thừa nhận: Vụ việc này xảy ra, trước tiên là lỗi quản lý của ngành! Còn Bí thư Thành ủy HN nhìn nhận: Ngoài sức tưởng tượng của con người!
Sự thừa nhận của Bộ trưởng Y tế có vẻ muộn màng, nhưng còn hơn không. Bởi vụ việc ở TT thẩm mỹ Cát Tường, giống như vết hoại tử, cho thấy hết những yếu kém trong quản lý của ngành y. Cho thấy hết những "lỗ hổng" của quản lý chính quyền sở tại, mà ĐBQH Dương Trung Quốc đặt câu hỏi nghi vấn: Được bảo kê?
Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường đâu phải TT thẩm mỹ đầu tiên hoạt động chui. Còn nhiều TT thẩm mỹ, cơ sở chữa bệnh khác, từ lâu cứ thản nhiên "chui" qua mặt quản lý Nhà nước- Sở Y tế HN, chính quyền phường sở tại, liều mình như chẳng có. Dù văn bản quy phạm pháp luật, với những quy định cụ thể về thẩm quyền, chức năng, phạm vi hành nghề được in trên giấy trắng mực đen, đầy đủ.
Cũng đâu chỉ có TT thẩm mỹ Cát Tường mới là TT... tử thần đầu tiên, và nạn nhân L.T.T.H đâu phải người duy nhất. Đã có các TT Maria, Linh Nhung..., đi tiên phong. Đã có các chị T.T.T.H; B.B.L; N.T.K.H đều bị tử vong vì chuyện làm đẹp.
Khát vọng làm đẹp của người đàn bà không có lỗi. Nhưng sự đặt niềm tin làm đẹp không đúng chỗ, đã khiến họ trả giá quá đắt- bằng cả sinh mạng mình. Họ chỉ có thể nhận ra điều đó khi xuống âm gian? Liệu vụ việc kinh hoàng ở TT thẩm mỹ Cát Tường có cảnh báo, và cảnh tỉnh cho không ít người đàn bà nhẹ dạ nơi trần thế?
II- Giật mình, tại sao hạnh phúc gia đình giờ đây, cũng có thể bi thảm đến thế. Hay bởi Hạnh phúc phải "khiêu vũ" với Kim tiền?
Chỉ tiếc, đây không phải là cặp đôi hoàn hảo.
Mà câu chuyện một người đàn ông chuyên kinh doanh bất động sản, ông Vương Chí Linh, đã dùng axit tạt vào người vợ thứ hai, bà Nguyễn Thị Tường Vân, từng chung sống với nhau hơn chục năm, rồi tự thiêu, mới đây- là một ví dụ chua chát.
Kết cục bi thảm hệt một bộ phim tâm lý xã hội đầy kịch tính. Nhưng nước mắt của người đời không khóc cho nạn nhân, dù bà này bị axit hủy hoại, mà lại khóc cho thủ phạm, và khóc cho cả xã hội, giờ đây. Vì ở đó, sự chiến thắng- ôm trọn tài sản của người từng đầu gối tay ấp lại thuộc về cái ác, cái nhẫn tâm, và thủ đoạn. Sự thua cuộc, thuộc về lòng nhân, sự nhẹ dạ, và cả tin. Chả lẽ, đây là cổ tích thời hiện đại?
Bi thảm, vì những người trong cuộc, một chết vì tự thiêu, từng là tỷ phú, một sống với những vết thương bị axit hủy hoại suốt đời, cũng là một người có học- một nữ tiến sĩ.
Tâm điểm của mối mâu thuẫn và quyết liệt sinh tử này là số tài sản lớn- 30 tỷ đồng- giữa hai người, phần lớn do ông Vương Chí Linh kiếm ra.
Mọi điều, để bà vợ Nguyễn Thị Tường Vân lấy làm cái cớ đòi sang tên hết tài sản cho bà, giống như nhiều cặp rổ rá cạp lại- là liên quan đến những đứa con riêng của ông. Tình là tình, mà tiền là tiền!
Nhưng cái kết của gia đình ông không giống cái kết của nhiều gia đình có con anh, con em, con chúng ta. Nó cay đắng hơn nhiều vì lòng người bội bạc, tham lam và tính toán tàn nhẫn với nhau, cũng "ngoài sức tưởng tượng" của nhiều người.
bác sĩ thẩm mỹ, Nguyễn Mạnh Tường, Thẩm mỹ viện Cát Tường, y tế, tỷ phú, tiền, lòng tham
Ông Vương Chí Linh. Ảnh: Kênh 14
Ở đó, người chồng giỏi làm ăn, giỏi tính toán, đã thua trắng tay, và thua xa sự tính toán của bà vợ. Để cuối cùng, nhận lấy cái kết cục- không có cả chốn dung thân.
Thế mới biết, chí đàn ông vẫn... thua xa trí đàn bà. Nhất lại là đàn bà có học vấn, có cả danh tiến sĩ. Không chỉ người nghèo mới khóc, giờ đây,người giàu cũng khóc, như tên một bộ phim hút khách dạo nào. Nước mắt người giàu mặn mùi kim tiền, hẳn mặn chát chữ nhân tình thế thái.
Nhưng sự tự thiêu của ông Vương Chí Linh, biết đâu sẽ khó xảy ra, nếu như thái độ của cơ quan thi hành án không lạnh lùng, vô cảm và tàn nhẫn đến thế, khi bày binh bố trận tời gần 100 người, như đánh giặc ngoại xâm, chỉ để "điệu" một ông già 70 tuổi tay không ra khỏi nhà, theo lệnh cưỡng chế (Afamily, ngày 24/10)
Trong cái hành động vừa là tội ác, vừa là  đường cùng tự sát của ông Vương chí Linh, có... tý ty trách nhiệm nào của cơ quan thi hành án không? Không ai trả lời. Vì người chết, thì đã chết rồi. Còn những người trong cuộc đang sống, dĩ nhiên họ im lặng là vàng.
Vàng là thứ người ta vốn khát khao, mà vàng có khi cũng là thứ tồi tệ của nhân cách!
Còn không biết bà tiến sĩ Nguyễn Thị Tường Vân, khi ôm khối tài sản 30 tỷ đồng, ở cái tuổi già 60, với thương tật cháy bỏng vì axit, bà có hạnh phúc không?
Dường như, cho dù có là tiến sĩ, học vị đầy mình, nhưng con người ta vẫn có thể rất dốt nát, tăm tối. Chỉ bởi chữ Tham choán hết trong đầu, trong tim, trong óc họ!
III- Nhưng không nên giật mình, bởi sự đảo lộn các giá trị tinh thần, tình cảm, mà đồng tiền là kẻ "giật dây", từ lâu đã khuynh đảo xã hội, đã mê dụ, dẫn lối...Nếu không, thì sao tham nhũng, lãng phí, các nhóm lợi ích lại trở thành vấn nạn mà các đợt tuyên chiến của cả xã hội vẫn không sao đẩy lùi? Nếu không làm sao hình thù tham nhũng lúc là sâu, lúc là cái ghẻ, lúc lại là bạch tuộc? Người dân ai cũng ghê tởm, bất bình nhưng ai cũng phải chung sống, dù rất muốn "ly hôn"?
Trong cái xu thế tồi tệ ấy, đồng tiền đã tha hóa không thương tiếc cả tầng lớp trí thức có học. Tiếc thay, sự tha hóa của những kẻ ở tầng lớp này cũng rất ghê gớm, thậm chí dị biệt. Câu chuyện bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường hành xử kinh hoàng "đến xã hội đen còn bất ngờ", và tấm thảm kịch của gia đình bà tiến sĩ Nguyễn Thị Tường Vân chỉ là những minh họa điển hình đắng ngắt, trên hàng loạt những vụ việc khiến cả xã hội kinh hoàng, phẫn nộ.
Từ tiêm nhầm thuốc "gây co bóp tử cung" thành tiêm vacxin khiến trẻ sơ sinh tử vong, tráo thủy tinh thể ở BV Mắt, nhân bản phiếu xét nghiệm máu ở BV Hoài Đức (thuộc HN) đến nạn tham nhũng trong giáo dục, mua danh bán tước, dối trá, cho thấy "văn hóa người" bị hủy hoại không thương tiếc. Cho thấy lỗ hổng, sự lệch chuẩn trong dạy người của GD nói chung, của ngành y nói riêng, dù đổ hàng ngàn tỷ, vẫn chưa "giải phẫu thẩm mỹ" nổi.
Hệ lụy lớn nhất, chưa bao giờ, cả ngành y tế lẫn GD lại ... mất thiêng đến thế trong con mắt người dân.
Có phòng tuyến nào chống lại được sự tha hóa của đồng tiền ngoài phòng tuyến cần quyết liệt "sửa lỗi quản lý" như Bộ trưởng Y tế đã đau xót thừa nhận. Ở đó, cơ chế quản lý Nhà nước các cấp phải thực sự chặt chẽ, trên nền tảng thay đổi- thực chất là trả lại những thang bậc giá trị thực tiễn và bất biến, phù hợp quy luật phát triển của kinh tế thị trường.
Trước hết là sự thay đổi những quan niệm tôn vinh hình thức, tạo ra sự suy tôn giá trị không cần thiết, tạo nên ảo tưởng về sự hy sinh của cán bộ y tế, đồng thời tạo nên cơ chế mang tính hàm ơn- ban ơn, và xin- cho của ngành, tạo nên kẽ hở cho việc đòi hỏi quyền lợi, nhất là đòi hỏi phong bì.(VietNamNet, ngày 25/10). Cái cơ chế xin- cho "bất tử" đang dẫn dụ và làm đau ốm, cả nền kinh tế- văn hóa- xã hội.
Để từ sự thay đổi những quan niệm giá trị ngành nghề, bình đẳng như mọi ngành nghề khác, ngành y tế xem xét lại, chấm dứt hoặc xiết chặt tình trạng làm việc "chân trong, chân ngoài", công- tư nhập nhèm. Thực tế, chỉ dẫn đến hậu quả chất lượng cứu người cả công lẫn tư đều khó bảo đảm. Mà tư cách thầy thuốc trở nên thiếu đàng hoàng. Hệt như "hệ thống dạy thêm" của ngành GD.
Khác biệt duy nhất, sự thẩm thấu, giết chết tinh thần, tâm hồn con người của GD phải cần có thời gian, trong khi giết chết sự sống của người bệnh của ngành y, có thể chỉ trong tích tắc.
Nhưng liệu "sự sửa lỗi hệ thống" của ngành y tế, sau hàng loạt vụ việc kinh hoàng, mà "đỉnh cao" là hành vi vứt xác khách hàng của ông bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, có thực sự quyết liệt, thực chất và hiệu quả? Trong khi ngành GD đang chuẩn bị tâm thế cho một cuộc thay đổi, từ tư duy cho đến tổ chức hoạt động.
Xét cho cùng, đồng tiền đâu có lỗi. Lỗi là ở con người, vừa nặng tham- sân- si, vừa trì trệ và xơ cứng tư duy...